Bệnh Động kinh: cách nhận biết và điều trị



BỆNH ĐỘNG KINH: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ

Động kinh là sự phóng điện bất thường, quá mức của hệ thần kinh dẫn đến những cơn co giật trên lâm sàng. Nguyên nhân của động kinh thường do tổn thương ở não, cũng có thể không tìm được nguyên nhân.


Trên thực tế, ngoài bệnh động kinh gây co giật thì còn có những bệnh khác cũng gây co giật như: uốn ván, hạ canxi máu, hạ đường huyết, hystery, viêm não,… Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh và biện pháp điều trị

1/ Dấu hiệu nhận biết:

Động kinh là những co giật ngắn khoảng 1 - 2 phút, thường dưới 5 phút với những đặc trưng:

- Bệnh nhân mở mắt.

- Có thể cắn lưỡi, sùi nước bọt.

- Có thể chấn thương do té ngã đột ngột khi lên cơn co giật.


Thông thường, trước khi lên cơn động kinh, bệnh nhân có những triệu chứng báo trước như: chóng mặt, ngứa ngáy, đau đầu, khó thở,… Trong cơn co giật, bệnh nhân không hề nhận biết được những gì xảy ra xung quanh, có thể tiêu tiểu trong quần. Sau cơn, bệnh nhân có khoảng thời gian 5 - 20 phút bị thu hẹp ý thức, mù mờ. Bệnh nhân thường uể oải, mệt mỏi.


Hậu quả sau những cơn co giật là:

- Tổn thương lưỡi

- Chấn thương đầu do té ngã

- Gãy xương (tay, chân, mặt,…)

- Giảm trí thông minh (do chết tế bào não)

- Viêm phổi do sặc thức ăn,…

2/ Điều trị:

Để kiểm soát cơn động kinh, biện pháp tốt nhất là điều trị bằng thuốc. Hiện có nhiều loại thuốc điều trị động kinh trên thị trường:

- Valproate sodium (Depakin).


- Phenobarbital.

- Phenytoin (Dihydan)


- Topiramate,…

Tùy thể bệnh động kinh, loại cơn động kinh mà chọn loại thuốc thích hợp. Việc xác định này dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, khi nghi ngờ một người nào đó bị bệnh động kinh, hãy đưa người ấy đến khám tại phòng khám chuyên khoa tâm thần kinh để có hướng điều trị thích hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh động kinh thuộc chương trình y tế quốc gia nên một người được bác sĩ chẩn đoán xác định đang mắc bệnh động kinh sẽ được cấp thuốc miễn phí hàng tháng tại các cơ sở y tế địa phương.

Ngoài ra, để hạn chế sự bộc phát của những cơn động kinh thì người bị bệnh cần phải:

- Uống thuốc đúng liều, đều đặn theo toa của bác sĩ.

- Hạn chế tối đa những thức uống kích thích não như: trà, cà phê, bia, rượu,…

- Hạn chế hoặc ngừng hẳn hút thuốc lá.


- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, hoạt động quá sức.


- Thư giãn đầu óc bằng cách: mát xa, ngồi thiền, tập thể dục nhẹ, nghe nhạc,…







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì? Tại sao loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Ý nghĩa hoa baby trắng

200 hình ảnh cho bé TẬP TÔ MÀU chủ đề động vật