CÁCH ĐIỀU TRỊ VẾT BỎNG NGOÀI DA
ĐIỀU TRỊ VẾT BỎNG NGOÀI DA
1/ Kiến thức chung:
- Vết bỏng gây ra do nhiều nguyên nhân, thường do da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Những nguyên nhân thường gặp là:
- Tùy từng trường hợp mà vết bỏng được chia làm 5 mức độ:
· Bỏng độ 1: Viêm da cấp vô khuẩn. Đây và vết bỏng nhẹ nhất. Da vùng bị bỏng hơi đỏ, phù nhẹ, có cảm giác đau rát. Người bệnh có thể tự chăm sóc vết bỏng tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.
· Bỏng độ 2: Bỏng đến lớp thượng bì. Da vùng bị bỏng sung huyết, xuất hiện những vết phồng rộp, tiết dịch vàng chanh. Đau rát nhiều hơn, thời gian lành vết bỏng trung bình 1 - 2 tuần.
· Bỏng độ 3: Bỏng đến lớp trung bì. Da vùng bị bỏng hoại tử, có rỉ máu. Đau rát rất nhiều. Thời gian lành vết bỏng từ 15 - 20 ngày.
· Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ lớp da. Chỗ da bỏng có màu xém đen hoặc trắng bệch, toàn bộ lớp da bị hoại tử. Đây là vết bỏng khá nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng nếu không được xử trí thích hợp.
· Bỏng độ 5: đây là mức độ nặng nhất. Bỏng toàn bộ lớp da và lan đến lớp cân, cơ, thần kinh,… dưới da. Bỏng độ này dễ đưa đến sốc bỏng, nhiễm trùng, suy cơ quan,… và nguy hiểm đến tính mạng.
- Hậu quả: vết bỏng không được xử trí thích hợp và kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả như:
· Sốc bỏng
· Nhiễm trùng.
· Suy cơ quan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2/ Biện pháp điều trị:
- Đối với những trường hợp bỏng nhẹ từ độ 1 đến độ 3, bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc đến cơ sở y tế khi cần thiết. Không nên dùng những phương pháp dân gian như bôi kem đánh răng, dầu ăn, nước mắm,… vào vết bỏng. Khi bị bỏng nên nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt.
Nếu vết bỏng đau nhiều hoặc ngứa nhiều, có thể uống thêm thuốc như Paracetamol, thuốc kháng Histamin. Trong những trường hợp vết bỏng lâu lành, có thể thoa thêm dầu mù u, bột nghệ để kích thích quá trình lành vết thương và hạn chế sẹo xấu.
- Đối với những trường hợp bỏng trung bình đến nặng (bỏng độ 4 hoặc 5), tốt nhất nên đến cơ sở y tế ngay. Giữ sạch nơi bị bỏng, tránh tiếp xúc, va chạm. Có thể uống thuốc giảm đau để cầm cự trước khi vết bỏng được xử trí. Tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc gì lên vết bỏng khi chưa có y lệnh của bác sĩ. Thuốc thường được dùng để điều trị trong những trường hợp bỏng nặng là kháng sinh, giảm đau, kháng histamin. Ngoài ra, việc ăn đủ chất và uống đầy đủ nước cũng rất cần thiết.
Nhận xét
Đăng nhận xét