CÁC VỊ THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA (PHẦN 2)



CÁC VỊ THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA (PHẦN 2)

1/ Gừng:


Chỉ dùng củ, cắt bỏ lá và rễ. Có thể dùng tươi hay sắc lát phơi khô. Vị cay, thơm, tính ẩm.

Công dụng: trị bụng chướng, nôn ọe, lỵ ra máu, lạnh bụng.

2/ Hoắc hương:


Thân và lá dùng để làm thuốc. Lá phơi khô, thân thái nhỏ phơi khô. Vị cay, thơm hắc, tính hơi ẩm.

Công dụng: trị nôn mửa, tiêu chảy, thổ tả, ăn không tiêu.

3/ Quýt:


Vỏ, quýt, lá quýt, nước quả quýt dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.

Công dụng: trị ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng.

Ăn không tiêu, nôn mửa: một ngày ăn 4 - 12 gram vỏ quýt.

Đau bụng: dùng lá quýt hơ nóng đắp lên, dùng thân vỏ quýt phơi khô sắc với nước uống.

4/ Đậu ván trắng:


Quả già phơi khô làm thuốc. Vị ngọt, tính mát, không độc.

Công dụng: trị ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, viêm ruột, tả lỵ.

Trúng độc: dùng 20 gr đậu ván trắng giã sống, thêm ít nước, vắt lấy nước uống.

Hoặc đậu ván trắng nướng cho cháy, nghiền thành bột, hòa với nước uống.

Dịch tả: dùng đậu ván trắng tán thành bột, hòa với giấm để uống, có thể thêm hương nhu.

5/ Rau đay:


Lá và hạt dùng làm thuốc. Rau đay vị ngọt, tính mát, hạt có vị đắng, tính lạnh.

Công dụng: giải nhiệt, nhuận trường, trị táo bón.

6/ Rau mùi (ngò ta):


Rễ, lá và quả dùng làm thuốc. Thường thu hái và phơi khô để dùng. Rau mùi vị cay, tính ấm, mùi thơm.

Công dụng: trị tiêu ra máu, khó tiêu, giun kim. 

Giun kim: hạt rau mùi tán nhỏ, trộn với trứng gà luộc, thêm ít dầu mè, giã nhuyễn tất cả, nhét vào hậu môn.

Trĩ: hạt rau mùi sao cho thơm, tán nhỏ uống với rượu lúc bụng đói.

7/ Rau thì là (thìa là):


Thường dùng lá nấu với cá. Hạt thì là dùng làm thuốc. Quả thì là vị cay, tính ấm, không độc.

Công dụng: trị đau bụng, khó tiêu.

Khó tiêu, đau bụng: nhai kỹ quả thì là, nuốt cả bã lẫn nước.

Đau xóc dưới sườn: thì là sao vàng, tán thành bột uống với rượu hòa muối.

8/ Măng cụt:


Vỏ, quả dùng làm thuốc. Có thể dùng khô hay tươi.

Công dụng: trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, vàng da.

9/ Cây ổi:


Lá non, búp non, vỏ dộp, rễ đều làm thuốc. Có thể dùng quả còn xanh và quả chín, thái mỏng, phơi khô để dành dùng. Búp non, lá non, vỏ dộp, rễ: vị đắng chát, có tính ấm. Quả xanh: vị ngọt, hơi chua, quả chín vị ngọt, tính ấm.

Công dụng: trị đau bụng, tiêu chảy, tiêu viêm, cầm máu.

10/ Rau mồng tơi:


Thường dùng tươi, vị chua, tính lạnh, không độc.

Công dụng: giải nhiệt, giải độc. 

Táo bón: giã nát lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt uống với nước, sau 1 đến 2 giờ ăn thêm khoai lang.

Sưng trĩ: giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ trĩ, đồng thời nấu canh mồng tơi với cá diếc ăn cả nước lẫn cái.

11/ Lá lốt:


Thường dùng tươi. Thân, hoa, rễ dùng làm thuốc. Vị cay, mùi thơm, tính rất ấm.

Công dụng: trị nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy.

12/ Cà rốt:


Củ làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.

Công dụng: trị tiêu chảy, giun sán, xuất huyết.

Tả lỵ: luộc củ cà rốt. nhai kỹ củ cà rốt và ăn cùng với nước luộc.

Giun sán: thái mỏng củ cà rốt, sao khô, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 muỗng, uống vào buổi sáng khi chưa ăn.

Tiêu chảy: dùng nửa ký cà rốt nấu nhừ với nước, chia làm 6 lần ăn trong ngày.

Xuất huyết: thái dọc củ cà rốt, xào với dầu mè, thêm mè nguyên hạt, ăn trong ngày khoảng 3 củ.

13/ Rau răm:


Thân và lá làm thuốc, thường dùng tươi. Vị cay, tính ấm, không độc.

Công dụng: trị đau bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hóa, chống nôn. Lấy cả thân và lá giã nát, vắt nước cốt uống hoặc ăn sống.

14/ Bạc hà:


Thân, cành, lá dùng làm thuốc, phơi trong bóng râm. Vị cay, tính mát.

Công dụng: trị kém ăn, không tiêu, đau bụng.

15/ Hành:


Thường dùng tươi, vị cay, tính bình.

Công dụng: sát trùng, diệt ký sinh trùng đường ruột, kích thích thần kinh, làm dễ tiêu hóa.

Chú ý: hành kỵ với mật, táo, cá chép, thịt chó, thịt chim trĩ. 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì? Tại sao loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Ý nghĩa hoa baby trắng

200 hình ảnh cho bé TẬP TÔ MÀU chủ đề động vật