CHÓNG MẶT: DÙNG THUỐC GÌ?
CHÓNG MẶT: DÙNG THUỐC GÌ?
1/ Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là rối loạn rất khó chịu do có cảm giác về chuyển động mà thực tế không có chuyển động này, hoặc có chuyển động mà cơ thẩ lại cảm nhận quá mức. Ví dụ như cảm thấy mọi vật xung quanh chuyển động quay cuồng, chao đảo quanh mình mà thực tế cảnh vật đứng im.
Có chóng mặt đơn thuần, tức không kèm theo rối loạn khác. Có chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, ù tai, đổ mồ hôi,…
Chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Nữ thường bị chóng mặt hơn nam (nữ gấp 3 lần so với nam).
2/ Chóng mặt có mấy loại?
Chóng mặt do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có thể chia làm 2 loại:
- Chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên: thực chất liên quan đến rối loạn ở bộ phận tai trong gọi là tiền đình. Vì vậy, loại chóng mặt này còn gọi là rối loạn tiền đình.
- Chóng mặt có nguồn gốc trung ương: liên quan đến trung tâm kiểm soát thăng bằng trên não như bị tai biến mạch máu não, nhồi máu tiểu não, đau đầu Migraine, bệnh Parkinson,…Chóng mặt loại này thường kèm theo nôn ói, rối loạn thị giác, lú lẫn, yếu một phần cơ thể,…
3/ Chóng mặt do rối loạn tiền đình:
Có nhiều nguyên nhân:
- Chóng mặt rối loạn tiền đình do dùng thuốc, rượu, ma túy.
- Chóng mặt rối loạn tiền đình do nhiễm virus (cúm, Zona, thủy đậu,…), nhiễm vi khuẩn gây viêm tai trong.
- Chóng mặt rối loạn tiền đình do bệnh Meniere, bệnh này gây dịch tiết quá nhiều dẫn đến ứ đọng dịch ở tai trong. Có 3 biểu hiện: chóng mặt, ù tai, giảm thính lực.
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: do hình thảnh sỏi trong ống bán khuyên của tiền đình, gây chóng mặt đột ngột khi thay đổi tư thế đầu.
4/ Các thuốc điều trị chóng mặt:
Các thuốc thông thường điều trị chóng mặt có bán phổ biến tại những nhà thuốc gồm có:
- Thuốc là dẫn xuất axit amin: Tanganil.
- Thuốc kháng histamin: Clopheniramin, Cinnarizin.
- Thuốc chủ vận histamin: Betahistin.
- Thuốc ức chế kênh Canxi: Flunarizin.
Các thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ như:
- Thuốc glucocorticoide: như Prednisolone, Methylprednisolone.
- Thuốc an thần: Diazepam, Lorazepam.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin, Nortriptylin.
- Thuốc dưỡng não: Ginkgo biloba, Piracetam.
5/ Bị chóng mặt đơn thuần có nên dùng Tanganil?
Tanganil từ lâu được dùng trị hiệu quả một số cơn chóng mặt, đặc biệt là chóng mặt đơn thuần. So với thuốc trị chóng mặt khác, Tanganil rất ít gây tác dụng phụ có hại. Đã có một số nghiên cứu chứng tỏ Tanganil thúc đẩy quá trình bù trừ tiền đình nhằm cải thiện chóng mặt. Khi bệnh nhân bị chóng mặt làm khó chịu mà không có rối loạn nào khác, có thể dùng một loại thuốc trị chóng mặt như Tanganil.
6/ Những lưu ý khi bị chóng mặt:
Nếu chóng mặt không giảm sau vài ngày uống các loại thuốc điều trị thông thường, nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ khám bệnh và tư vấn điều trị đúng đắn, kịp thời. Các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus, an thần, dưỡng não,… Hoặc chỉ định các xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính não, chụp cộng hưởng từ, X Quang,… để phát hiện ra nguyên nhân gây chóng mặt trung ương và có hướng xử trí thích hợp.
Nhận xét
Đăng nhận xét