Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

Video chim canh cụt: Những cú trượt chân siêu hài hước của chim cánh cụt

Hình ảnh
Chim cánh cụt là loài chim đẹp và dễ thương nên được con người yêu thích, nhìn những hành động chậm chạp khi đi lại trên băng tuyết và khuôn mặt đáng yêu cùng thân mình mũm mĩm thì thích không chịu được. Ở bài viết này chúng tôi không tập trung nhiều về những hình ảnh đẹp và đáng yêu của chim cánh cụt mà tập trung về sự vụng về của chúng đôi lúc tạo nên những tình huốn hài hước thú vị.  Mời quý độc giả và các bạn cùng xem Video chim cánh cụt: Khi chim cánh cụt bị trượt ngã.

Phim thế giới động vật: Không nhịn nổi cười khi xem kẻ săn mồi thất bại trước con mồi

Hình ảnh
Những bộ phim thế giới động vật được đông đảo độc giả yêu khoa học và khám phá về thiên nhiên đón nhận nhiệt tình. Do vậy Zsinhhoc đã sưu tầm và chia sẻ cùng các bạn những đoạn video thế giới động vật hay và có tính chất giải trí cao cho các bạn giải trí và khám phá những điều thú vị cùng chúng tôi.  Dưới đây là video thế giới động vật nói về những tình huống hài hước khi các con vật săn mồi bị chính con mồi của mình hạ nock out.  Đây có thể là một ví dụ sinh động cho đấu tranh sinh tồn của động vật.

Rickettsia là gì? Đặc điểm của Rickettsia

Hình ảnh
Rickettsia là nhóm vi sinh vật nhỏ bé (kích thước nhỏ hơn vi khuẩn, lớn hơn virus), có nhiều hình thái, sống ký sinh bắt buộc, được nhà khoa học Mỹ H.T. Rickettsia phát hiện thấy năm 1909 trong máu người mắc bệnh sốt phát ban.  Hình thái: hình que ngắn, hình cầu, hình que dài hay hình sợi, kích thước 0.3-5µm.  Cấu tạo: Rickettsia có thành tế bào, màng nguyên sinh chất, tế bào chất và thể trung tâm hình sợi (thể nhân). Thành phần hoá học của tế bào 30% protein, lipid trung tính, photpholipid và hydrat carbon, acid nucleic (ADN và ARN ) và một số enzyme nên có thể thực hiện một số quá trình đường phân nhưng do không đủ men cần thiết để thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein và đường phân nên Rickettsia phải ký sinh bắt buộc.  Đọc thêm»

Nhân tố tiến hóa là gì? Phân loại các nhân tố tiến hóa

Hình ảnh
Nhân tố tiến hóa là gì? Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. Đọc thêm»

Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì? Tại sao loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Hình ảnh
Theo N.V. Timôphêep Rixôpxki (1977) đơn vị tiến hoá cơ sở phải thoả mãn 3 điều kiện là (i) có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian, (ii) biến đổi có cơ cấu di truyền qua các thế hệ và (iii) tồn tại trong tự nhiên.  Chỉ có quần thể cùng một lúc thoả mãn cả 3 điều kiện trên. Cá thể không là đơn vị tiến hoá cơ sở bởi vì kiểu gen của cá thể hầu như không có thay đổi lớn trong suốt quá trình sống. Hơn nữa, thời gian sống của cá thể ngắn, vì vậy những biến đổi di truyền ở cá thể không được nhân lên trong quần thể thì sẽ không đóng góp vào quá trình tiến hoá.  Loài cũng không phải là đơn vị tiến hoá vì loài là hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách ly sinh sản với các loài khác, do đó hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó.  Quần thể là tổ chức có thực, là đơn vị tồn tai, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, được hình thành trong lịch sử. Tuy đa hình về kiểu gen và kiều hình nhưng quần thể vẫn có tính toàn vẹn về mặt di truyền, phân biệt với các quần thể khác trong loà

Cống hiến và tồn tại của học thuyết Đác uyn

Hình ảnh
5.5. Đánh giá quan niệm của DARWIN  Cống hiến  Darwin đã giải đáp vấn đề nguồn gốc các loài trên quan điểm duy vật và theo phương pháp lịch sử. Loài là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Các loài biến đổi theo thời gian và không gian. Mỗi loài có một lịch sử phát sinh phát triển và diệt vong trong những điều kiện nhất định. Các loài ngày nay đều xuất phát từ một nguồn gốc chung.  Darwin Ch. R. đã giải thích được 4 điểm còn tồn tại ở trong thuyết tiến hoá của J. B. Lamarck.     (i)-Vì sao mỗi loài sinh vật đều thích nghi với hoàn cảnh sống của nó? Vì chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi. Sự xuất hiện loài mới gắn liền với sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.  (ii)-Vì sao các loài biến đổi liên tục, nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài đang tồn tại vẫn khá rõ rệt? Vì chọn lọc tự nhiên đã đào thải những hướng biến đổi trung gian.  (iii)-Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới lại đa dạng nhanh chóng? Vì chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân

Học thuyết Đac Uyn phần 5: Chọn lọc tự nhiên và nguồn gốc các loài

Hình ảnh
5.1. Loài và các đơn vị dưới loài  Ch. R. Darwin không đưa ra định nghĩa về “ Loài ”, mà chỉ chú ý tới vấn đề loài có biến đổi hay không và biến đổi như thế nào?  Theo Darwin các loài có biến đổi dần dà, liên tục qua các dạng trung gian là sai dị cá thể, thứ, phân loài. Các dạng này chỉ khác nhau về mức độ tích luỹ biến dị nên khó xác định được ranh giới rõ ràng giữa chúng với nhau. Bằng chứng về sự biến đổi đó là những loài nghi vấn. Darwin cho rằng các đơn vị dưới loài: loài phụ, thứ chỉ là quy ước nhân tạo cho dễ dùng mà thôi.  5.2. Phân ly tính trạng và nguồn gốc của loài  Định nghĩa: Phân ly tính trạng là quá trình từ một vài dạng ban đầu biến đổi theo hướng khác nhau. Trong chọn lọc nhân tạo, phân ly tính chất dẫn đến hình thành nhiều thứ khác nhau trong phạm vi một loài. Trong chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng dẫn đến hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.  Sự phân ly dấu hiệu thực hiện được là dựa vào đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Trong loài luôn phát

Học thuyết tiến hóa của Đac uyn phần 4: CLTN và sự hình thành đặc điểm thích nghi

Hình ảnh
4.1. Vai trò của chọn lọc tự nhiên  Chọn lọc tự nhiên có vai trò sáng tạo các đặc điểm thích nghi. Giải thích tại sao sinh vật thích nghi với hoàn cảnh sống của nó? Đây là vấn đề chìa khoá để giải thích nguyên nhân sự tiến hoá.  Theo Ch. R. Darwin, chọn lọc tự nhiên có vai trò sáng tạo trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi. Trong các dạng quan hệ phức tạp giữa sinh vật với hoàn cảnh sống, cạnh tranh sinh học cùng loài giữa các cá thể mang những biến dị khác nhau trong cùng hoàn cảnh sống là động lực chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.  Khi hoàn cảnh sống thay đổi, những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật, mặc dù lúc đầu rất hiếm, nhưng sẽ được tích luỹ, tăng cường, trải qua nhiều thế hệ sẽ trở thành những đặc điểm thích nghi phổ biến. Còn biến dị bất lợi hay kém thích nghi thì bị đào thải ra khỏi quần thể do tác động của chọn lọc tự nhiên.  Sự cạnh tranh sinh học có thể diễn ra giữa các cá thể trong một nhóm hoặc giữa 22 các thứ khác nhau trong một loài dẫn đến sự tiêu diệt cá thể

Học thuyết tiến hóa Đac uyn phần 3: Đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên

Hình ảnh
3.1. Chọn lọc tự nhiên  Định nghĩa của Darwin: Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.  Thực chất của chọn lọc tụ nhiên   Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự phát, không có mục đích định trước không do một ai điều khiển, nhưng dần dần đã đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện sống.  Vis dụ về chọn lọc tự nhiên Đọc thêm»

Học thuyết tiến hóa Darwin phần 2: Nguồn gốc giống vật nuôi, cây trồng

Hình ảnh
2.1. Đặc điểm của vật nuôi cây trồng  Mỗi loài vật nuôi cây trồng bao gồm nhiều giống rất đa dạng, phong phú. Ví dụ gà rừng chỉ có 1 loài, gà nhà có vài trăm giống khác nhau. Trên thế giới có tới 400 giống bò, 350 giống chó, gần 1.000 giống nho.  Mỗi giống vật nuôi, cây trồng trong từng loài đều thích nghi với nhu cầu nhất định của con người. Ví dụ, các giống ngựa thồ, ngựa kéo, ngựa đua... các giống săn, chó giữ nhà, chó cảnh...  Muốn giải thích các giống vật nuôi, cây trồng không thể không chú ý đến 2 đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm thứ hai.  Đọc thêm»

Học thuyết tiến hóa của darwin phần 1: Cơ sở của quá trình tiến hóa

Hình ảnh
Giới thiệu : Charles Robert Darwin (1809 - 1882) là nhà sinh học vĩ đại người Anh đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá. Các tác phẩm chủ yếu: (i)-nguồn gốc các loài (1859), (ii)-sự biến đổi của vật nuôi cây trồng (1868). (iii)-nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính (1872). Tác phẩm “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên” của C. R. Darwin có tiếng vang lớn, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm thay đổi trong tư duy của cả nhân loại về thế giới sinh vật, về nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người. Tác phẩm nổi tiếng đó được in 1250 bản, phát hành ngày 24/11/1859 và chỉ trong một ngày đã bán hết. Điều đó chứng tỏ nhiều người rất quan tâm đến các vấn đề tiến hoá, nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người. Lý thuyết tiến hoá của C. Ri Darwin ra đời đã gây nên nhiều cuộc tranh luận gay gắt. Như vậy, đến nửa cuối thế kỷ XIX con người đã hiểu thế giới vật chất có từ lâu và tất cả các sinh vật đều là kết quả tiến hoá từ 14 những sinh vật giản đơn. Khoa học đã công nhận

Học thuyết tiến hóa của Lamac ( LAMARCK ), cống hiến và tồn tại của học thuyết Lamac

Hình ảnh
Nhà tự nhiên học người Pháp - J. B. Lamarck ( 1744 - 1829) là người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự phân tích lịch sử của sinh giới, được trình bày trong cuốn “Triết học của động vật học” (1809).  Thuyết tiến hoá Lamarck quan niệm tiến hoá không chỉ đơn thuần là sự biến đổi, mà là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử. Nâng cao trình độ tổ chức của cơ thể sinh vật từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học.  Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên chính làm cho các loài biến đổi dần dà liên tục. Những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua thời gian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật. Do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động nhận thấy ở động vật, những biến đổi của sinh vật nói chung đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.  Hạn chế của Lamarck là chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa thành công trong việc giải thích các đặc

Bằng chứng địa lí sinh vật học và ví dụ chứng minh

Hình ảnh
Trước hết phân biệt Cổ bắc gồm vùng lục địa châu Á và châu âu, còn Tân bắc là vùng châu Mỹ. Cả hai vùng này đều có những loài động vật tiêu biểu, như gấu trắng, cáo trắng, tuần lộc, gấu xám, chó sói, chồn trắng, thỏ trắng, bò rừng.  Tuy vậy vẫn tồn tại một số loài đặc hữu cho mỗi vùng, như Cổ bắc có lạc đà hai bướu, ngựa hoang, gà lôi, và Tân bắc thì có gấu chuột, gà lôi đồng.  Bằng chứng địa lí sinh vật học Đọc thêm»

Bằng chứng phôi sinh học so sánh

Hình ảnh
Nội dung bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong phát triển phôi thể hiện ở chỗ phôi của động vật có xương sống thuộc các lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều có những đặc điểm giống nhau.  Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng hùng hồn về nguồn gốc chung của chúng. Định luật phát sinh sinh vật hay định luật Muller-Haechken cho rằng sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài.  Bằng chứng phôi sinh học

Các bằng chứng giải phẫu so sánh

Hình ảnh
Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của các loài sinh vật, do các cơ quan đó có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi cho nên chúng có kiểu cấu tạo giống nhau. Ví du đặc điểm cấu tạo tương tự 2 của xương chi trước của một số loài động vật có xương sống, như ếch, chim, dơi, mèo, ngựa, khỉ, tay người. Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt. Vòi hút của các loài bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các loài sâu bọ khác.  Cơ quan tương đồng Đọc thêm»

Mycoplasma và dạng L của vi khuẩn - Mycoplasma là gì, dạng L của vi khuẩn là gì?

Hình ảnh
Năm 1898, Nocar và Roux (Pháp) đã phát hiện thấy Mycoplasma trong bệnh viêm phổi-màng phổi nên được đặt tên là P.P.O (Pleuro pneumonia organisme), nhưng sau đã phân lập thấy các dạng tương tự trong cơ thể dê, cừu, chó,,... nên gọi chung là nhóm P.P.L.O (Pleuro pneumonia like organisme nhóm vi sinh vật giống loại gây nên bệnh viêm màng phổiphổi).  Hình thái Mycoplasma: do chưa có vỏ tế bào nên có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẽ hay kết thành đôi hình chuỗi ngắn, hình ovan, hình vòng khuyên, hình sợi hay hình sao.  Kích thước nhỏ bé 0.1µm nhỏ hơn vi khuẩn hàng chục lần. Nhiều Mycoplasma chỉ chứa khoảng 1.200 đại phân tử protein.  Cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, chưa có vỏ tế bào chỉ có màng nguyên sinh chất. Trong tế bào có chứa các hạt ribosom và sợi nhân (thể nhân-nucleoid).  Một số đặc điểm chính của Mycoplasma   -Sinh sản không theo phương pháp phân cắt do không có mezosome mà bằng cách tương tự như nẩy chồi hoặc phân cắt các đầu sợi thành các thể hình cầu mới.  -Khó