Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2016

PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG GẠO LỨT CỦA TUỆ TĨNH

Hình ảnh
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG GẠO LỨT CỦA TUỆ TĨNH Danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng gạo lứt để chữa nhiều bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp: 1/ Đau bụng tiêu chảy:  Gạo nếp 120 hạt, gừng sống 1 miếng, giã nát, hòa đều với nước. đun sôi để nguội rồi uống. 2/ Đau bụng tiêu chảy mất nước: Gạo tẻ nghiền thành bột 20g, với 20ml nước, thêm vào 10ml nước vòi măng tre, hòa đều uống hết. Hoặc cơm gạo tẻ sao vàng một nắm bằng quả quýt, bột sắn dây 5 - 10g, lá tre, gừng sống 5 lát, sắc uống ấm. 3/ Đau bụng khát nước: Gạo 30g, nước 1 bát sắc uống. Hoặc gạo nếp 10 – 15 g, lá lau 15g, nước vòi măng tre 5g, đổ 1 bát nước vào sắc, cho thêm nước gừng và mật, mỗi thứ nửa chén nhỏ. Gộp lại sắc sôi vài lần, thỉnh thoảng uống 1 ít. Hoặc gạo nếp 30g, mật 10 g, nước 1 bát sắc sôi để nguội rồi uống. 4/ Tiêu chảy lâu ngày, ăn kém ngon miệng: Gạo nếp 100g ngâm nước 1 đêm, phơi khô sao chín, củ mài 30g tán nhỏ trộn đều, mỗi sáng sớm dùng 10g, cho vào 3 thìa cà phê đường cát với 2g bột hồ tiêu, đổ nước nóng

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN

Hình ảnh
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN 1/ Thông tin chung: Bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận từ năm 1871. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên xuất hiện những trường hợp bệnh rải rác nên bệnh được đặt theo tên quốc gia này. Bệnh thật sự được nghiên cứu từ sau khi xảy ra trận dịch lớn với hơn 6000 người mắc bệnh tại Nhật vào năm 1924. Hiện nay có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng dịch lưu hành của viêm não Nhật Bản.  Lứa tuổi thường mắc bệnh nhất là trẻ em từ 3 - 15 tuổi, tỷ lệ cao gấp 5 - 10 lần so với người lớn. Tỷ lệ tử vong trung bình 25 - 33 %, nhưng những bệnh nhân sống sót cũng mang nhiều di chứng chiếm tỷ lệ trên 50%. Nguồn bệnh là Arbovirus (virus viêm não Nhật Bản) chủ yếu gây bệnh cho thú vật như chim, lợn, dê, bò, ngựa,.... Từ các con vật này, virus được lây truyền sang người qua trung gian một loại muỗi có tên là Culex. Muỗi này ưa hoạt động quanh và trong nhà, thường hút máu về đêm từ 18 - 22 giờ, ngừng hoạt đông lúc 8 giờ sáng. Bệnh thường xảy ra vào mùa nóng. Các nước sau đây thường có dịch

CHÓNG MẶT: DÙNG THUỐC GÌ?

Hình ảnh
CHÓNG MẶT: DÙNG THUỐC GÌ? 1/ Chóng mặt là gì? Chóng mặt là rối loạn rất khó chịu do có cảm giác về chuyển động mà thực tế không có chuyển động này, hoặc có chuyển động mà cơ thẩ lại cảm nhận quá mức. Ví dụ như cảm thấy mọi vật xung quanh chuyển động quay cuồng, chao đảo quanh mình mà thực tế cảnh vật đứng im. Có chóng mặt đơn thuần, tức không kèm theo rối loạn khác. Có chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, ù tai, đổ mồ hôi,… Chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Nữ thường bị chóng mặt hơn nam (nữ gấp 3 lần so với nam). 2/ Chóng mặt có mấy loại? Chóng mặt do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có thể chia làm 2 loại: - Chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên: thực chất liên quan đến rối loạn ở bộ phận tai trong gọi là tiền đình. Vì vậy, loại chóng mặt này còn gọi là rối loạn tiền đình. - Chóng mặt có nguồn gốc trung ương: liên quan đến trung tâm kiểm soát thăng bằng trên não như bị tai biến mạch máu não, nhồi máu tiểu não, đau đầu Migraine, bệnh P

CÁC VỊ THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA (PHẦN 2)

Hình ảnh
CÁC VỊ THUỐC CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA (PHẦN 2) 1/ Gừng: Chỉ dùng củ, cắt bỏ lá và rễ. Có thể dùng tươi hay sắc lát phơi khô. Vị cay, thơm, tính ẩm. Công dụng: trị bụng chướng, nôn ọe, lỵ ra máu, lạnh bụng. 2/ Hoắc hương: Thân và lá dùng để làm thuốc. Lá phơi khô, thân thái nhỏ phơi khô. Vị cay, thơm hắc, tính hơi ẩm. Công dụng: trị nôn mửa, tiêu chảy, thổ tả, ăn không tiêu. 3/ Quýt: Vỏ, quýt, lá quýt, nước quả quýt dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Công dụng: trị ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng. Ăn không tiêu, nôn mửa: một ngày ăn 4 - 12 gram vỏ quýt. Đau bụng: dùng lá quýt hơ nóng đắp lên, dùng thân vỏ quýt phơi khô sắc với nước uống. 4/ Đậu ván trắng: Quả già phơi khô làm thuốc. Vị ngọt, tính mát, không độc. Công dụng: trị ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, viêm ruột, tả lỵ. Trúng độc: dùng 20 gr đậu ván trắng giã sống, thêm ít nước, vắt lấy nước uống. Hoặc đậu ván trắng nướng cho cháy, nghiền thành bột, hòa với nước uống. Dịch tả: dùng đậu ván trắng tán thành bột, hòa với giấ